Cảm xúc về Miền Tây ! Thương nhớ Cù Lao Giêng - Khám phá 88vn - nơi để các bạn có thể tìm thấy những điều thú vị và hữu ích.

Tin Mới

Sidebar Ads

Bài Viết Gần Đây

11/23/2017

Cảm xúc về Miền Tây ! Thương nhớ Cù Lao Giêng

Quê ngoại tôi ở miền Tây, nằm cách quê nội một nhánh sông ở Tiền Giang nối liền nhau bằng bến đò Mỹ Hiệp, ngày xưa ghe chèo trên sông, còn nay là chiếc phà có thể chở xe tải nhẹ hay xe hơi 16 chỗ. 

Cảm xúc về Miền Tây ! Thương nhớ Cù Lao Giêng
Thu hoạch hoa súng mùa nước.

Thương nhớ Cù Lao Giêng

Mỗi ngày có hàng chục lượt phà đi qua lại giữa Cù Lao Giêng với TP. Cao Lãnh. Người dân cù lao quanh năm làm nghề buôn bán, việc chợ búa hàng ngày đã khá quen thuộc với lối sống bên này. Nhiều gia đình kết sui gia với nhau, đến ngày rước dâu, chiếc phà rực rỡ sắc màu chạy trên dòng sông quê, lẫn trong tiếng máy nổ đều đều là tiếng nhạc rộn rã và tiếng trẻ con chỉ trỏ la í ới...

Nhìn đám cưới rước dâu, đưa dâu trên sông quê, tôi chợt nhớ đến bài hát “Ngẫu hứng Lý qua cầu” của nhạc sĩ Trần Tiến. Một người nhạc sĩ tài hoa ở Hà Nội, ông đã cảm nhận được sự bình dị mộc mạc từ lời ăn tiếng nói của con người miền Tây Nam Bộ, rồi chuyển cảm hứng thành lời bài hát chạm vào lòng người: “bằng lòng đi em về với quê anh, một cù lao xanh một dòng sông xanh… Đóa hoa tím trôi líu riu, dòng sông nước chảy líu ríu… anh thấy em nhỏ xíu anh thương… Những đêm ngắm sông nhớ em buồn muốn khóc…”. 

Có một khoảng thời gian tuổi trẻ, tôi luôn thầm nghĩ, giá mà có một ai đó nói với mình một câu giản dị “em thương anh” có lẽ tôi sẽ bỏ tất cả mà đi theo người đó. Vào lúc đó tôi còn chưa hiểu vì sao chữ “thương” của người miền Tây lại nao lòng đến thế.

Sau này, mỗi lần có dịp về quê hoặc đi công tác ở miền Tây, ngồi trên xe đi qua rất nhiều cây cầu dọc theo quốc lộ, ngắm nhìn những con sông, dòng kinh, con rạch… hai bên bờ cây cối xanh mướt. Dưới sông ghe xuồng tấp nập đi xuôi về ngược, nhiều chợ buôn bán trái cây, rau cải, tôm cá tươi… 
Chợ nổi miền Tây.


Trong lòng tôi cảm thấy thương quê hương mình lắm. Từ đây tôi mới thấu hiểu, chữ "thương" của người miền Tây ngọt ngào, nặng tình, nặng nghĩa biết bao nhiêu. Vì "thương" ở đây không chỉ là thương yêu cha mẹ, anh em. Mà còn thương nhớ người dưng, thương xót thân phận ghe xuồng lênh đênh trên sông, thương những ký ức của đời mình… Chữ "thương" chứa đựng sự bao dung, nhân hậu của dân nam bộ. Nhẹ nhàn như làn hơi thở mà người miền Tây thường nói ra khi dằn lòng không được…

Ai về miền Tây thương đất hè oi bức, thương đất vàng nặng phèn chua, thương dòng sông mùa nước nổi mang nặng phù sa về tưới mát cánh đồng lúa mới. Mang đầy ắp cá tôm về làm mắm, làm khô, nuôi sống người dân miền Tây trong những tháng mùa khô sau đó. Thương những ngôi nhà lá bé nhỏ, lô nhô trong dòng nước lũ, thương cánh đồng lúa chín gặt vội cho kịp mùa lũ, thương bầy trâu lặn lội mùa “len”...

Về miền Tây thương nhớ xóm làng nghèo khó vẫn ấm áp tình người. Trưa nắng chứa chan bên tai tiếng gà gáy lao xao trong vườn nhà. Ngọn khói bếp vẩn vơ theo cơn gió trên cây xoài. Cầu dừa gập gềnh, chông chênh cô thiếu nữ thoát thoắt từng bước chân qua cầu. Chiều chiều những bến nước ven con sông, tiếng ồn ào của lũ trẻ cười đừa té nước...

Ai về miền Tây thương ngôi chợ nhỏ đầu xóm, sương sớm xuống lờ mờ đã lao xao người mua  kẻ bán, đến gần trưa nhà lồng chợ chỉ còn lát đát vài hàng cây trái. Thương sao chợ ngã năm, ngã bảy trên sông ghe xuồng san sát tấp nập. Trên xuồng cắm chiếc sào cột các loại trái cây, rau cải lơ lửng trên cao. Nào là ghe xuồng bán tạp hóa xanh xanh đỏ đỏ đồ dùng…

Xem Nhiều

Post Top Ad