Ký ức miền Tây mùa nước nổi bắt cá linh ở quê tôi - Khám phá 88vn - nơi để các bạn có thể tìm thấy những điều thú vị và hữu ích.

Tin Mới

Sidebar Ads

Bài Viết Gần Đây

8/17/2018

Ký ức miền Tây mùa nước nổi bắt cá linh ở quê tôi

Ký ức miền Tây luôn gắng liền với tuổi thơ của biết bao nhiều người ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đã là người dân miền Tây thì có biết bao điều để nhớ, khi mùa nước sông tràn về. Sinh ra và lớn lên trên vùng đầu nguồn của sông Cửu Long, nên bao mùa lũ đi qua đời tôi như một điệp khúc lập lại nhiều lần, mà thành quen, thành thân thuộc.
Ký ức miền Tây mùa nước nổi bắt cá linh ở quê tôi
Ký ức miền Tây mùa nước nổi bắt cá linh ở quê tôi

Ký ức miền Tây quê tôi mùa nước lũ

Mùa nước về, không chỉ mang theo phù sa vun bồi cho đồng ruộng, mà cá tôm cũng xuôi dòng tìm về với hạ lưu. Trong ký ức của mình, có một loài cá xuất hiện đầu tiên theo dòng nước lũ, đó chính là cá Linh.

Đã bao mùa rồi, đồng lúa vùng châu thổi này khô kiệt, khi mà mùa nước nỗi theo quy luật tự nhiên đã dần dà mất hút. Như hiểu lòng mong mỏi của con người, mà năm nay ông trời mưa nhiều ở thượng nguồn nên mùa nước sông tràn về hạ lưu sớm hơn, và dường như mực nước cao hơn so với các năm vừa qua.
Ký ức miền Tây mùa nước nổi bắt cá linh ở quê tôi
Mùa lũ ở miền Tây

Có lẽ mấy năm liền không có lụt nên cá linh không về, và người dân nơi vùng lũ dường như nhớ lắm bữa cơm với cá linh trong những ngày mưa gió, trời nước mênh mông thuở nào.

Các bậc lão ngư cho biết, hàng năm cứ đến mùa nỗi, cá linh đẻ trứng từ biển hồ Campuchia rồi theo dòng Mê Kong đổ về các huyện đầu nguồn của song Tiền và sông Hậu. Trên đoạn đường trôi dạt ấy, chúng cứ lớn dần men theo kênh rạch để vào ao đầm và lên ruộng. 

Đầu mùa lũ, cá bằng đầu chiếc đũa, cuối mùa cá lớn bằng ngón chân cái. Đến lúc trưởng thành, chúng lại ào ạt tuôn ra sông lớn, sông Cái để quay về thượng nguồn, làm nhiệm vụ duy trì một dòng đời mới cho mùa nước năm sau.

Theo những người am hiểu thì loài cá này có hai giống khác nhau. Đó là Cá Linh Rìa, và Cá Linh Ống, nhưng khi chúng còn nhỏ thì người ta gọi là Cá Linh Cám, lớn hơn một chút thì gọi là cá Linh Non.
Ký ức miền Tây mùa nước nổi bắt cá linh ở quê tôi
Cá linh non mùa lũ 

Hồi trước, mỗi mùa nước song tràn về, từng đàn Cá Linh kéo nhau đi săn nước. Lúc đó người ta chỉ cần dung vợt lón, xúc ngược dòng nước, cũng đủ cho bữa ăn hàng ngày. Khi nước bắt đầu tràn ngập cách cánh đồng mênh mông, đàn cá linh nhỡn nhơ trên đồng ruộng. Chúng lớn lên hàng ngày, giúp cho nhưng cư dân nghèo khó vùng nước nỗi có đồng vô, đồng ra tiền mua gạo.

Mùa cá linh về, người ta chuẩn bị những chiếc xuồng lưới để đánh bắt. Hồi trước khi nguồn lợi thủy sản mùa lũ nhiều vô kể, nên người dân sủ dụng rất nhiều phương tiện như: vó, lưới, đặt vớn..

Nhiều bậc cao niên kể rằng, cách nay hơn nữa thế kỹ, cá linh nhiều đến nỗi phải dùng vào việc ủ phân nấu nước mắm hoặc làm mắm dự trữ. Có người còn nói, hồi trước nghèo, không có dầu đốt đèn, nên người ta nấu cá linh để lấy dầu thắp sáng. Giống như những vùng khác sài đèn bằng dầu mù u.

Có thể nói, chưa nơi nào mà cá linh nhiều như ở vùng sông Hậu sông Tiền. Và cũng chưa có nguồn thủy sản nào quan trọng trong đời sống cư dân vùng lũ này như cá linh.

Nước mắm Cá Linh

Ngày tôi lớn không, những năm lũ lớn, số lượng cá linh đánh bắt được nhiều mà không chợ nào tiêu thụ hết. Nên chỉ còn biết làm mắm và ủ nước mắm. Có lẽ từ thời khai hoang vùng đất này, do tính chất sản xuất tự cung, tự cấp, mà người xưa biết dung cá linh để làm nước mắm để ăn quanh năm.

Thế là cái nghề làm nước nắm cá linh được truyền từ đời này, sang đời khác. Có lẽ quen dần, mà người dân vùng lũ quê tôi ít dung nước mắm biển, mà chỉ ưa dung nước mắm cá linh thôi.

Xứ tôi dù giàu hay nghèo, thì nhà ai cũng sắm vài cái “khạp da bò” để ử nước mắm. Cá linh non còn tươi chỉ cần rữa sạch, rồi đổ vào khạp, cho muối hột vào với tỉ lệ chừng 4kg muối cho 40 kg cá. Người ta đậy nắp lại để phơi nắng, phơi sương ngoài sân, chừng 3-4 tháng sau thì cá phân hủy và có thể nấu nước mắm được rồi.

Cá ủ để cả năm cũng được, thời gian ủ đủ lâu thì nước mắm càng đậm đà hương vị. vì nước mắm chỉ ăn trong gia đình, nên khi cần người ta mới nấu, mỗi lần chỉ nấu một khạp cá ủ mà thôi, hết thì mới nấu tiếp.

Thường một khạp cá ủ lấy được khoảng 30 lít nước cốt, nấu nước cốt xong người ta lại tiếp tục nấu nước nhì dùng để kho cá cho ngon, chứ ít ai làm nước chấm. Phụ nữ ở quê tôi, ai cũng thành thạo nấu nước mắm cá linh. Ai mà không biết thì bị bên chồng hoặc láng giềng, hàng xóm chê trách.

Ký ức miền Tây mùa nước nổi bắt cá linh ở quê tôi
Nước mắm cốt

Nước mắm cốt có màu đỏ tươi, mùi vị thơm ngon không thua gì nước mắm cá cơm Phú Quốc, ăn quen rồi thì không thể bỏ được. Sau khi nước mắm nấu xong, để nguội vô chai và phơi nắng khoảng hai ngày để giữ được màu sắc đặc trưng của nước mắm vùng lũ.

Cá linh bông điên điển

Mỗi mùa cá linh về cũng là lúc những bông hoa điên điển hé nỡ kéo dài cho đến lúc cá linh lớn lên rồi nược dòng về chốn củ mới chịu tàn.
Ký ức miền Tây mùa nước nổi bắt cá linh ở quê tôi
Bông điên điển

Trong ký ức của tôi, hình ảnh những cô thôn nữ với chiếc xuồng ba lá chống dài theo bờ rạch, bờ ruông để hái bông điên điển. Xuồng đi qua từng đám cây điên điển vàng rực trong nắng. Người đứng trên xuồng đưa tay hái từng chum, từng chum bông cho đến khi cả xuồng bông vàng đầy ấp.

Người dân miền Tây có câu “canh chua điên điển cá linh, ăn chỉ một mình thì chẳng biết ngon”. Ăn một mình chẳng biết ngon là vì cá linh nhỏ, làm rất tốn công, mà ngột lặt bông nấu canh cũng tốn nhiều thời gian nữa. 

Một mình làm các việc tỉ mỉ xong, đến khi có nồi canh thì mệt quá. Cho nên bắt được cá linh thì cả nhà xúm vào người làm cá, người đi hái bông, người lặt bông, người nấu, người làm nước mắm ớt…

Cá linh nấu được nhiều món như: nấu canh chua, chiên dòn, lăng bột…nhưng muốn thưởng thức hương vị đậm đà của loài cá này thì kho một nồi mắm cũng bằng mắm cá linh sẽ rất tuyệt vời.
Ký ức miền Tây mùa nước nổi bắt cá linh ở quê tôi
Cá linh bông điên điển

Bao năm qua, hương vị của nồi mắm cá linh vẫn nguyên vẹn trong tôi, bởi đó là mùi hương của đất đai quê mình. Những vị ngọt bùi, mặn đắng của cá, của mắm, của rau trong bữa cơm chiều quê sao ma dịu êm và đầm ấm quá đỗi.

Những ngày đón lũ, nhìn con nước đổ về dâng đầy con rạch tràn vào đồng ruộng mênh mông, cho cá linh theo về và cho những hàng cây điên điển trổ rực sắc hoa vàng. 

Mấy năm liền, lũ thượng nguồn đổ về ngày ít dần, khiến cá linh càng thưa thớt. Những cánh đồng mênh mông biển nước như ngày xưa cũng dần thu hẹp vì có đê bao để làm lúa tăng vụ. 

Mùa cá linh có lẽ chẵng bao lâu sẽ trở thành hoài niệm như một ký ức xa xôi và ở đó có những con người quanh năm vật vã với cái ăn nhờ có cá linh mà nuôi con, nuôi cháu lớn lên thành người.

Mùa cá linh mãi mãi là sự tri ân, là niềm mong đợi của người dân quê tôi nơi đầu nguồn nước lũ của dòng Cửu Long Giang

Lưu Đạt
Xem thêm:

Xem Nhiều

Post Top Ad